Hướng dẫn phân biệt các dòng xe đạp trên thị trường
Xe đạp ngày nay không chỉ là phương tiện dùng để đi lại, mà còn là một dụng cụ rèn luyện sức khoẻ vô cùng hữu ích. Hiện nay có rất nhiều dòng xe mẫu mã khác nhau vì thế không phải ai cũng có thể lựa chọn đúng cho mình chiếc xe vừa phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Vậy cách phân biệt các dòng xe đạp như thế nào? Có bao nhiêu dòng xe đạp trên thị trường? Chọn mua xe đạp cần lưu ý những gì? Hãy cùng mình giải đáp câu hỏi này ở bài viết này nhé!

Cách phân biệt các dòng xe đạp
Có 3 tiêu chí phân biệt các dòng xe đạp khác nhau:
Phân biệt theo chức năng sử dụng
Phân biệt theo chức năng là hình thức phân loại phổ biến nhất, về chức năng, xe đạp được chia thành nhiều loại với chức năng riêng biệt. Phân biệt theo chức năng sử dụng gồm có: Xe đạp đua (Road Bike), xe đạp leo núi (Mountain Bike), xe đạp thực dụng (City Bike), xe đạp đường phố (Touring Bike), xe đạp biểu diễn (BMX Bike),…
Phân biệt theo cấu trúc khung xe
Gồm khung thẳng, khung cong và khung gấp.
Phân biệt theo chất liệu sườn xe:
Khung sườn được làm bằng chất liệu: Hợp kim nhôm, hợp kim thép, Titanium, sợi carbon,…
Các dòng xe đạp phổ biến trên thị trường hiện nay
Xe đạp đua (Road Bike)

- Có tên gọi khác: Xe đạp cuộc, xe đạp bánh nhỏ
- Các dòng xe đạp đua này có trọng lượng rất nhẹ, được thiết kế để di chuyển trên đường trải nhựa bằng phẳng, là sự lựa chọn số 1 về tốc độ, có chức năng chính phục vụ những trong những hành trình đua xe đạp. Ghi đông thường được được thiết kế theo dạng sừng trâu.
- Phuộc trước bằng carbon tổng hợp, không có giảm sóc trước hoặc sau. Có lốp và vỏ mỏng, ít gai so với các dòng xe đạp khác để giảm trọng lượng tới mức tối thiểu và giảm tiếp xúc với mặt đường, khung xe được thiết kế tạo tư thế khí động học khi ngồi để giảm ma sát, đạt tốc độ cao.
- Lợi thế duy nhất của xe đạp đua là đạt được tốc độ tối đa khi di chuyển trên đường bằng phẳng
- Vỏ mỏng, ít gai vì thế xe đạp đua bám đường rất kém, khi đi dưới trời mưa rất dễ trơn trượt, lại không có bộ phận chắn bùn
- Bộ khung của Road Bike được thiết kế thanh mảnh nên kém hiệu quả đi trên những đoạn đường xấu, gập ghềnh
Xe đạp địa hình (Mountain Bike)

- Tên gọi khác: xe đạp leo núi, Xe đạp MTB
- Các dòng xe dạp MTB này trọng lượng nặng, bánh xe to có đường kính khoảng 650 – 700c, nhiều gai, thích hợp để đi trên địa hình gồ ghề như đường dốc, đổ đèo hay đường rừng. Khung xe to, có phuộc trước, sau hoặc cả trước và sau, một số loại có lắp giảm shock ở phần giữa xe. Ghi đông của xe đạp leo núi thường được thiết kế gọn gàng, có dạng thẳng để tránh vướng phải cành cây hay các vật cản ven đường.
- Độ ma sát của bánh xe với mặt đường lớn nên xe chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc
- Lốp xe dày nên hạn chế được việc hỏng lốp giữa đường.
- Tốc độ không cao khi di chuyển trên đường phố
- Trọng lượng tương đối nặng, bánh xe to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng
Dòng xe đạp địa hình được chia thành 3 loại chuyên biệt
- Cross Country – XC Bike ( Xe băng đồng): Dòng xe giá rẻ được yêu thích nhất bởi thiết kế dễ lái, khung trung bình nhỏ, 1 phuộc trước phù hợp đi đường bình thường như đường phố, đường làng hay leo dốc nhẹ, đây là dòng xe được ưa chuộng nhất cho những người tập thể dục, thể thao
- Trail, All-Mountain, Free-ride bike ( Xe leo núi): Dòng xe giá trung bình với thiết kế khung vừa, dùng 1 đến 2 phuộc dành cho đường khó, thuộc dòng xe chuyên leo hoặc đổ đèo
- Downhill (Chuyên đổ đèo): Dòng xe giá cao chuyên đổ đèo hoặc đi cung đường cực xấu với thiết kế khung to chắc chắn sử dụng từ 2 đến 3 phuộc
Xe đạp đường phố (Touring Bike)

- Tên gọi khác: Xe đạp đi làm, xe đạp thành phố
- Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 dòng xe Road (Xe đạp đua) và MTB (Xe đạp địa hình) nhưng Touring Bike hơi hướng thiên về Road Bike nhiều hơn. Xe có thiết kế đa năng nên sử dụng ở đường bằng phẳng hay đường địa hình gập ghềnh đều có khả năng hoạt động tốt. với khung thanh mảnh nhưng chắc chắn, lốp rộng vừa phải đảm bảo độ êm ái, vì thế dòng xe này là lựa chọn tốt để đi trong thành phố phù hợp cho những người đạp xe đi làm, đi học, đi dạo phố,…
- Xe đạp đường phố được thiết kế để có thể mang vác hành lý cho những chuyến du lịch xa nên trọng lượng xe không quá nặng, thường có khung sườn dài và vững chắc, được làm từ vật liệu chắc và êm để tăng khả năng chịu tải. Vành xe rắn chắc, lốp xe vừa hoặc nhỏ, ít gai. Tuy xe có cấu tạo giản đơn nhưng hệ thống phanh thắng, tăng giảm líp, ghi đông đều có chất lượng cao
Xem thêm: Top 10 mẫu xe đạp thích hợp cho dân văn phòng đang được bán chạy nhất
- Khoảng cách tâm của 2 bánh trước và sau lớn giúp cho thế ngồi thoải mái
- Khoảng cách từ pedal đến túi đựng đồ ở baga sau không bị vướng chân khi đạp, có cấu tạo giúp người đi không tốn sức
- Thiết kế nhiều vị trí để lắp thêm phụ kiện, rất thích hợp để đi Phượt đường dài
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng xử lý, có thể vượt qua các chặng đường gồ ghề song vẫn đạt được tốc độ cần thiết
- Tiện dụng và đa di năng, phù hợp với nhu cầu thể thao hoặc sử dụng hằng ngày
- Không nhanh bằng xe Road và không chinh phục được những cung đường gồ ghề như xe đạp MTB
- Không phải là lựa chọn thích hợp để leo núi hoặc chinh phục các địa hình khó khăn
Xe đạp thực dụng (City Bike)

- Tên gọi khác: Xe đạp thực dụng, xe thồ đường dài
- Các dòng xe đạp thực dụng thường không hầm hố như các dòng xe thể thao khác, nhưng cuốn hút người dùng bởi sự tiện dụng, sự dung hòa. Xe City có tốc độ kém road nhưng lại nhanh hơn mtb và đặc biệt là nó nhẹ nhàng hơn mtb, kiểu dáng xe trông cũng cổ điển và lịch lãm hơn
- Xe đạp City Bike kết hợp các đặc tính: nhẹ, lướt, trớn. Xe đạp thực dụng thường có thiết kế dài hơn các xe đạp thông thường để tạo đồ đầm, chuyên chở nhiều hơn các xe khác. Thích hợp dùng để đạp xe trong thành phố
- Được thiết kế thêm baga để đèo hàng hay đèo trẻ em
- Chắn bùn dạng ôm sát nên nếu trời mưa hay đường bẩn sẽ không bị bắn như dòng thể thao
- Thiết kế cổ điển, màu sắc không bắt mắt
Xe đạp biểu diễn (BMX Bike)

Thiết kế tối giản nhỏ gọn, có bánh to để nâng cao khả năng bám đường. Thường được sử dụng vào các môn thể thao mạo hiểm, xe đạp biểu diễn
Các bộ phận xe đạp BMX Bike giống xe đạp thông thường nhưng kích thước khá nhỏ gọn, đầu xe và phanh có thiết kế khá đặc biệt có thể quay 360 độ để thực hiện các màn nhào lộn, thực hiện những pha biểu diễn mạo hiểm.
Xe đạp gấp (Folding Bike)

Đây là loại xe đạp thể thao được thiết kế theo cơ chế thông minh và đơn giản, xe đạp gấp có tính năng sử dụng linh hoạt, gọn nhẹ, có thể xếp lại để tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, xe đạp gấp thiết kế bánh xe nhỏ nên khi di chuyển không có lợi thế về tốc độ so với các dòng xe đạp thể thao khác phù hợp di chuyển ở đô thị có đoạn đường ngắn
Xe đạp không phanh (Fixed Gear Bike)

Fixed Gear là loại xe đạp có cấu tạo tối giản các chi tiết, hoàn toàn không có phanh, đề, chắn bùn, baga hay chân chống. Điểm độc đáo của Fixed Gear là có thể sử dụng các loại ghi đông khác nhau tùy theo đặc điểm hay phong cách lái. Xe chuyển động nhờ dây xích nối giữa líp và đùi đĩa. Do đặc trưng của líp là bánh răng chết nên người chơi có thể phanh xe dựa trên nguyên tắc đạp ngược xe để đi lùi hoặc không đạp để xe dừng lại mà không chạy tiếp theo quán tính như xe thường. Vì thế Fixed gear còn được gọi là xe đạp không phanh. Mang màu sắc vô cùng nổi bật, bắt mắt hợp thời trang.
Xe đạp Triathlon (3 môn phối hợp: Bơi, đạp xe, chạy bộ)

Xe đạp này thường sử dụng cho các vận động viên là xe đạp chuyên dụng dành riêng cho các cuộc thi 3 bộ môn phối hợp (Bơi – Đạp – Chạy), tư thế ngồi gia tăng hiệu suất đạp của vận động viên, tính tiện dụng, độ thoải mái để chạy đường dài cho các vận động viên, đặc điểm nhận dạng rõ ràng nhất ở các dòng xe đạp Triathlon với các mẫu xe đạp khác đó chính là tay nghỉ của xe hay còn gọi là Aerobar. Lợi thế giúp người sử dụng đạt được tốc độ cao nhất trong một quãng đường dài khoảng 180km của bộ môn Triathlon.
Những lưu ý khi chọn mua xe đạp

Mục đích sử dụng
Đây là một trong những lưu ý đặc biệt bạn nên cân nhắc trước khi chọn mua xe đạp cho mình. Mỗi chiếc xe đạp đều có những chức năng, đặc điểm cấu tạo riêng biệt. Do đó bạn cần nên xem nhu cầu mục đích sử dụng và sở thích của mình là gì để có sự lựa chọn các dòng xe đạp cho thích hợp.
Nếu bạn là một người mê chinh phục tốc độ thì hãy nghĩ đến ngay các dòng xe đạp đua (Road Bike), nhưng nếu bạn là người hay đạp xe leo núi, trải nghiệm con đường ghồ ghề thì kiểm dáng xe đạp leo núi (MTB) khoẻ khoắn, chắn chắn, có thể di chuyển tốt ở địa hình nhiều chướng ngại vật là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhưng nếu bạn là người làm văn phòng chỉ đơn giản sử dụng chiếc xe đạp đi làm, dạo phố vừa kết hợp rèn luyện thể thao, thì lựa chọn các dòng xe đạp Touring Bike hoặc City Bike là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.
Đối tượng sử dụng
Tùy vào đối tượng Nam, Nữ mà bạn có sự lựa chọn mẫu xe đạp cho thích hợp, Các dòng xe đạp ngày nay mẫu mã rất đa dạng nam nữ đều có thể sử dụng được. nhưng tuỳ vào chiều cao kích thước cơ thể mà bạn lựa chọn khung xe. Chiều cao của nữ thường sẽ thấp hơn Nam vì thế lựa chọn khung xe cho nữ sẽ thường nhỏ hơn nam.
Chi phí phù hợp
Xe đạp thường có giá giao động từ vài triệu cho đến hàng trăm triệu tuỳ vào thương hiệu, độ bền và chức năng của chúng. Hầu hết những người mới bắt đầu đạp xe có xu hướng chọn các dòng xe đạp có giá bình dân vừa đủ đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể thao hàng ngày.
Thông số kỹ thuật
Cấu tạo của một chiếc xe đạp là sự kết hợp của rất nhiều bộ phận, phụ tùng khác nhau. Vì thế để chọn được một chiếc xe đạp chất lượng, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển, phù hợp với nhu cầu sử dụng thì việc kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật là vô cùng cần thiết. Trong bảng thông số kỹ thuật sẽ có đầy đủ thông tin chi tiết về từng bộ phận cấu tạo của xe đạp giúp bạn có thể chọn ra được chiếc xe đạp chất lượng.
Kích cỡ xe đạp
Chọn kích cỡ xe đạp là lưu ý quan trọng nhất trước khi lựa chọn mua xe đạp cho mình. Để bạn có thể thoải mái nhất trong thời gian di chuyển thì việc lựa chọn khung xe phù hợp với kích cở thể thể là yếu tố quan trọng. Bởi một chiếc xe đạp quá bé hoặc quá lớn so với cơ thể làm bạn di chuyển không thoải mái, bên cạnh đó còn dễ gây ra những chấn thương không mong muốn.
Tổng kết
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã xe đạp thiết kế dành riêng cho từng mục đích sử dụng khác nhau, mỗi dòng xe sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp phù hợp nhé
- Xem thêm:
Trên đây là bài viết hướng dẫn phân biệt các dòng xe đạp trên thị trường. Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.